Thủ tục giải thể doanh nghiệp mới nhất

Giải thể doanh nghiệp là một thủ tục phức tạp và mất nhiều thời gian, vì vậy khi tiến hành giải thể doanh nghiệp cần phải nắm rõ cụ thể các bước để thực hiện công việc hiệu quả nhất. Là một doanh nghiệp hoạt động chuyên môn về lĩnh vực giải thể doanh nghiệp, Phamlaw xin đưa ra quy trình giải thể cụ thể như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ công bố quyết định giải thể tới Sở kế hoạch và Đầu tư có thẩm quyền

Giai đoạn này, doanh nghiệp cần chuẩn bị các hồ sơ sau:

  • Thông báo giải thể doanh nghiệp (Mẫu PL II-22  Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp (luatvietnam.vn))
  • Nghị quyết/Quyết định của Chủ sở hữu công ty/ Hội đồng thành viên/ Đại hội đồng cổ đông về việc giải thể doanh nghiệp;
  • Biên bản họp của Hội đồng thành viên/ Đại hội đồng cổ đông về việc giải thể doanh nghiệp;
  • Văn bản ủy quyền cho người thực hiện thủ tục giải thể (Nếu có).

Lưu ý: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua Nghị quyết/Quyết định giải thể và biên bản họp phải được gửi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động trong doanh nghiệp. Nghị quyết/ quyết định giải thể phải được đăng trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.

Sau thời gian 3 ngày làm việc kể từ khi Phòng đăng kí kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư tiếp nhận hồ sơ hợp lệ sẽ cập trạng trạng thái doanh nghiệp “Đang làm thủ tục giải thể” lên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

Hơn nữa, đối với các doanh nghiệp có đăng kí ngành nghề Xuất nhập khẩu, để triển khai giải thể cần chủ động nộp hồ sơ lên Tổng cục Hải quan để xin xác nhận không nợ thuế từ thời điểm này. Thời gian chờ Tổng cục hải quan xác nhận không nợ thuế là 7 ngày làm việc.
Bước 2: Thực hiện thủ tục chốt thuế tại Chi cục thuế quản lý doanh nghiệp

  • Sau khi Sở kế hoạch đầu tư chấp thuận hồ sơ Công bố quyết định giải thể, Sở sẽ liên thông hồ sơ đến Tổng cục thuế để tiếp nhận và chuyển trạng thái của Doanh nghiệp trên hệ thống của cơ quan thuế sang “NNT đang làm thủ tục giải thể nhưng chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế”. Lúc này doanh nghiệp cần chủ động làm việc với cơ quan thuế để biết được tình trạng nghĩa vụ còn tồn đọng trên thuế để phối hợp giải quyết. Các nghĩa vụ chủ yếu của doanh nghiệp dẫn đến tình trạng chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế chủ yếu là còn nợ tiền thuế, chưa thực hiện thanh lý các tài sản còn tồn kho, thiếu các tờ khai thuế giá trị gia tăng, tờ khai thuế thu nhập cá nhân, quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, báo cáo tài chính … tính đến thời điểm giải thể.
    Tuy nhiên, trên thực tế do việc hệ thống liên thông hành chính hiện tại còn nhiều bất cập, nên theo kinh nghiệm của Phamlaw chúng tôi khuyến cáo các doanh nghiệp giải thể ở các khu vực ngoài Hà Nội nên chủ động nộp hồ sơ giải thể đến cơ quan thuế ngay sau khi công ty ban bố Quyết định giải thể doanh nghiệp. Hồ sơ cần chuẩn bị nộp đến cơ quan thuế bao gồm:
  • Thông báo chấm dứt mã số thuế (Mẫu số 24/ĐK-TCT);
  • Nghị quyết/Quyết định của Chủ sở hữu công ty/ Hội đồng thành viên/ Đại hội đồng cổ đông về việc giải thể doanh nghiệp;
  • Biên bản họp của Hội đồng thành viên/ Đại hội đồng cổ đông về việc giải thể doanh nghiệp;
  • Văn bản ủy quyền cho người thực hiện thủ tục giải thể (Nếu có);
  • Văn bản xác nhận không nợ thuế hải quan của Tổng cục Hải quan (Nếu có).

Đối với các doanh nghiệp hoạt động có phát sinh doanh thu thì ngoài các giấy tờ trên, công ty cần chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ để thực hiện việc quyết toán thuế bao gồm các hóa đơn, chứng từ gốc, sổ phụ, sao kê ngân hàng … để cơ quan thuế có cơ sở thực hiện thủ tục đóng mã số thuế cho doanh nghiệp. Còn đối với các doanh nghiệp không phát sinh doanh thu thì phụ thuộc vào từng cơ quan thuế có thể yêu cầu cung cấp thông Bản cam kết không phát sinh doanh thu, không sử dụng hóa đơn…

Sau khoảng 7-10 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ và doanh nghiệp không còn tồn đọng nghĩa vụ nào trên cơ quan thuế thì cơ quan thuế sẽ ra “Thông báo người nộp thuế đã hoàn thành nghĩa vụ thuế” để gửi đến quý doanh nghiệp.

Bước 3: Nộp hồ sơ Giải thể, chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp

Sau khi doanh nghiệp được cơ quan thuế thông báo đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì ngay lập tức doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ giải thể, xóa tên doanh nghiệp trên hệ thống của Sở kế hoạch và đầu tư, hồ sơ bao gồm:

  • Thông báo giải thể;
  • Danh sách chủ nợ;
  • Báo cáo thanh lý tài sản;
  • Văn bản ủy quyền cho người thực hiện thủ tục giải thể (Nếu có).

Đây là bước cuối cùng của quá trình giải thể, ở giai đoạn này Sở vẫn sẽ liên thông dữ liệu với cơ quan thuế để tiếp nhận tình trạng doanh nghiệp đã hoàn thành nghĩa vụ thuế từ đó có cơ sở chấp thuận hồ sơ giải thể cho doanh nghiệp sau 7 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ.

Kết quả của toàn bộ giai đoạn này là Thông báo giải thể/chấm dứt tồn tại doanh nghiệp do Sở kế hoạch và đầu tư cấp cho doanh nghiệp.

5/5 - (1 bình chọn)
Có thể bạn quan tâm
Vai trò của Nghị định trong hệ thống pháp luật

Nghị định là gì? Nghị định là một trong những loại văn bản thuộc hệ thống văn bản quy phạm Read more

Vai trò của Nghị định trong hệ thống pháp luật

Nghị định là gì? Nghị định là một trong những loại văn bản thuộc hệ thống văn bản quy phạm Read more

Vai trò của Nghị định trong hệ thống pháp luật

Nghị định là gì? Nghị định là một trong những loại văn bản thuộc hệ thống văn bản quy phạm Read more

Vai trò của Nghị định trong hệ thống pháp luật

Nghị định là gì? Nghị định là một trong những loại văn bản thuộc hệ thống văn bản quy phạm Read more